CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT TST
ONE TEAM - GREAT SOLUTION
Quản lý tài chính

Chào các anh, chị,

Thông thường từ bé đến lớn chúng ta thường được dạy về cách kiếm tiền như: phải kiếm được công việc tốt, lương cao; hoặc mở doanh nghiệp để kiếm lợi nhuận, hoặc trở thành những ca sỹ, diễn viên, vận động viên,… tài năng với mức thu nhập rất cao.

Nhưng ít ai trong chúng ta được dạy về cách tiêu tiền, mà mới chỉ dừng lại ở cách phải tiết kiệm, chứ hầu hết không được dạy về cách tiêu tiền sao cho  hợp lý.

Trong thực tế, có thể thấy hai trường phái tiêu tiền bất hợp lý như sau:

 1)   Kiếm nhiều, tiêu nhiều:

-   Nhiều người đi làm ban đầu có mức lương thấp, họ chi tiêu đủ sống với số tiền đó. Sau đó, họ được tăng lương, nhưng cứ sau mỗi lần tăng lương, chi tiêu của họ cũng tăng theo. Sau nhiều năm nhìn lại, dù cho mức lương họ có tăng lên nhiều nhưng số tích lũy của họ thậm chí  không tăng.

-   Hoặc có nhiều ca sỹ, diễn viên, vận động viên nổi tiếng, có thu nhập rất rất cao như Mike Tyson (quyền anh), Michael Jackson (ca sỹ)…nhưng sau này lại chìm trong nợ nần.

2)  Chi tiêu quá hà tiện:

-   Bên cạnh đó, có nhiều người do quá lo lắng về tương lai, nên với mỗi thu nhập kiếm được, họ lại dồn vào tích lũy, nhịn ăn nhịn tiêu sống kham khổ qua ngày.

-   Đến khi số lượng tích lũy của họ tăng lên nhiều thìtuổi trẻ của họ cũng đã qua. Đến lúc này nhu cầu hưởng thụ cuộc sống cũng không còn.

-    

Như vậy, tiêu tiền như thế nào được cho là hợp lý: không phí phạm nhưng cũng không quá hà tiện?  Tiền kiếm được vừa có thể tích lũy lại có thể hưởng thụ cho bản thân?

CÁCH QUẢN LÝ TIỀN BẠC CÁ NHÂN HIỆU QUẢ (JARS)

(Phát minh bi T. Harv Eker - tác gi quyn Secret of Millionaire MindBí mật tư duy triệu phú)

I) Phương pháp JARS: là phương pháp những cái hũ, bởi tiền của bạn sẽ được chia đều cho 6 cái hũ tượng trưng cho 6 tài khoản cá nhân.

Khi bạn nhận được thu nhập mỗi tháng: có thể là tiền lương, thưởng, hay bất cứ nguồn thu nào khác, ít hay nhiều không quan trọng. Số tiền đó được chia cho các hũ được đánh dấu như sau với số phần trăm tương ứng:

 

 

1) TÀI KHOẢN TỰ DO TÀI CHÍNH (FFA:Financial Freedom Account): 10%

-   Để cho bạn lúc nào cũng sẵn một số tiền cho những mục đích đầu tư trong tương lai chứ không phải khi cần đầu tư lúc đó mới đi gom tiền.

-   Khi đầu tư hợp lý và hiệu quả thì sẽ giúp bạn tự do tài chính. Khi đó, những chi tiêu trong cuộc sống của bạn sẽ được chi trả bởi những lợi nhuận do đầu tư mang lại mà không phải đi làm cũng có thể sống thoải mái.

-   Đây là khoản tiền dùng để đầu tư, có nhiều cách để đầu tư như: hùn vốn làm ăn với bạn bè; mở công ty; mở cửa hàng nho nhỏ, đầu tư chứng khoán, bất động sản,…

http://www.hoclamgiau.vn/Files/Uploads/2010/07/02/10/16/Financial%20free.jpg

 

2) TÀI KHOẢN TIẾT KIỆM TIÊU DÙNG CHO TƯƠNG LAI (LTSS:Long term saving for spending account) : 10%

 

Dùng để:Tài khoản này bạn sẽ phải để đó một khoảng thời gian khá lâu để cho những chi tiêu lớn trong tương lại. Ví dụ như để mua sắm xe, mua nhà, ….

Tác dụng:để bạn thấy rõ mục đích của bạn nhắm tới là gì, và tiết kiệm tiền cho việc đó. Những khoản chi tiêu lớn này bạn cần có kế hoạch lâu dài chứ không nên lúc đó mới dùng hết tiền để đi mua mà ảnh hưởng tới những khoản chi tiêu khác.

http://tda.vn/content/69_biet-thu.jpg

(Dùng để mua xe, mua nhà,…)

 

3) TÀI KHOẢN GIÁO DỤC (EDU: Education Account) :5%

-   Đây là khoản giáo dục cho chính bạn, tức là để bạn nâng cấp bản thân. Tài khoản này có thể được chi tiêu vào các khoản như khóa học nâng cao, mua sách vở tài liệu học tập, …

-   Tài khoản này bắt bạn phải liên tục đầu tư vào chính bản thân mình vì đây là khoản đầu tư sinh lời nhất.

4) TÀI KHOẢN CHI TIÊU CẦN THIẾT (NEC: Neccessities Account) :60%

-   Đây là khoản tiêu dùng cho những chi phí cần thiết như: ăn uống, đi lại, mua sắm cho bản thân những thứ cần thiết. Có thể là bạn thắc mắc là nhu cầu mỗi người khác nhau liệu 55% có đủ hay không. Thật sự là thống kê cho thấy là 55-60% là đủ cho bạn, nếu bạn thấy cần hơn thì chứng tỏ việc chi tiêu của bạn chưa hợp lý.

-   Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn biết được giới hạn chi tiêu của mình là bao nhiêu từ đó bạn sẽ thay đổi lối sống cho phù hợp. Còn khi bạn chưa lên được kế hoạch rõ ràng, bạn thường hay chi tiêu vô tội vạ và lấn vào các tài khoản khác.

 

5) TÀI KHOẢN HƯỞNG THỤ (PLAY: Play Account) :10%

-   Đây là tài khoản chi tiêu để bạn thỏa mãn những nhu cầu chi tiêu xa xỉ của bản thân. Có thể là cái áo mới, mua đĩa game, đĩa nhạc mới, đi du lịch, tụ tập với bạn bè, ..

-   Lưu ý: đây là khoản chi tiêu BẮT BUỘC hàng tháng cho dù bạn đang cực kỳ dè sẻn chi tiêu, nhưng phải luôn để ra một khoản cho chính bản thân bạn. Khoản này có thể gom lại vài ba tháng để chi tiêu một lần nhưng bạn không được để nó quá lâu.

-   Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn tự thưởng cho bản thân (sau một tháng cực khổ kiếm ra tiền) và chỉ có như vậy bạn mới thấy tiền của mình kiếm ra mình được hưởng thụ, thì bạn sẽ có nhiều động lực để kiếm ra tiền.

http://www.bestprice.vn/images/destinations/uploads/nha-trang-5476d1c01ac31.jpg

(dùng để mua sắm đồ xa xỉ, hoặc đi du lịch,…)

 

6) TÀI KHOẢN TỪ THIỆN (GIVE: Give Account): 5%

-   Đây là tài khoản để bạn cho người khác, có thể là từ thiện cho người khác. Có rất nhiều hoạt động mà bạn có thể dùng số tiền này.

-   Tác dụng của tài khoản này là theo Law of attraction, khi bạn cho đi, bạn sẽ được nhận về,…giúp được người khác tất nhiên là bạn sẽ vui lên rất nhiều, nhưng chính với bản thân bạn, nó cũng sẽ giúp cho bạn nhận được những món tiền nhiều hơn trong tương lai.

 

II) CÁCH LUYỆN TẬP PHƯƠNG PHÁP JARS:

Đầu tiên sẽ ghi ra số tiền bạn sẽ có mỗi tháng, rồi chia đều các khoản theo tỷ lện trên.

Ví dụ như sau:

1)  Đối với tài khoản Tự do tài chính (FFA):

-   Háy nhân mình sẽ có mỗi tháng với 6 tháng, 1 năm, 3 năm. Mục tiêu là bạn sẽ có được trong đầu số tiền mình có thể dùng để đầu tư trong giai đoạn 6 tháng sắp tới, hay 1 năm, 3 năm sắp tới là bao nhiêu.

-   Khi có được con số trong đầu, bạn dễ dàng kiếm được chỗ thích hợp cho nó.

2) Đối với tài khoản Tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai (LTSS):

-   Bạn hãy đặt cho mình một mục tiêu trong tương lai là bạn phải mua cái gì đó có giá trị khá lớn.

-   Rồi từ LLST bạn có mỗi tháng, hãy tính thử trong bao lâu bạn sẽ có đủ rồi từ đó hãy đặt quyết tâm với bản thân để hướng tới mục tiêu đó.

3) Đối với tài khoản Giáo dục (EDU):

-   Nếu trước mắt bạn không có dự tính lớn lao như khóa học này khóa học kia thì hãy xem những sách vở tài liệu gì bạn có thể mua để đọc, học hỏi và nâng cấp bản thân.

-   Hãy nhớ bây giờ bạn đã có một khoản cho chuyện đó nên phải tự thúc đẩy bản thân mình phải tìm tòi học hỏi nhiều hơn nữa. Kiến thức không bao giờ free, bây giờ bạn đã có tiền, tại sao không đi mua thêm kiến thức cho mình.

4) Đối với tài khoản chi tiêu cần thiết (NEC):

-   Hiện giờ bạn đã biết giới hạn chi tiêu hàng tháng của bạn là bao nhiêu, bạn có thể so sánh với trung bình tiêu xài từ trước tới giờ, nếu nó nhiều hơn số tiền bạn có trong NEC, thì hãy bắt đầu ngồi suy nghĩ để cắt giảm chi tiêu của mình

-   Chắc chắn khi ngồi tính lại bạn sẽ thấy những khoản không cần thiết mà bạn có thể hoàn toàn bỏ đi và nhất là khi bạn đã có một con số cụ thể làm giới hạn, bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh thói quen tiêu xài.

5) Đối với tài khoản Hưởng thụ (PLAY):

-   Chắc chắn đa số sẽ rất hứng thú với PLAY, vì đây là để bạn hưởng thụ cho bản thân. Hãy chi tiêu nó thật hợp lý vì nó cũng không có quá nhiều và cho đáng công sức mình đã bỏ ra. Nếu bạn có dự tính đi du lịch bạn có thể dành vài tháng rồi bạn dùng cho 1 lần.

-   Nhưng nhớ là khoản này phải được chi, bạn đừng quá tiết kiệm với bản thân mình.

6) Đối với tài khoản Cho đi, từ thiện (GIVE):

Là khoản để bạn có thể làm những việc từ thiên mình muốn làm, nhưng chưa bao giờ thấy đủ tiền, còn bây giờ bạn đã có một khoản riêng, hay đi giúp người khác, có thể là bạn bè xung quanh, có thể là người xa lạ, nhưng mà sự giúp đỡ nó sẽ nối tiếp và nhân đôi từ người này qua người khác, hãy là người gieo những hạt giống đầu tiên.

Mong rằng đây sẽ là thông tin bổ ích để anh chị tham khảo thêm. Chúc các anh chị luôn luôn có phương pháp quản lý tài chính cá nhân vững mạnh!

Trân trọng!

Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận